(Nguồn: Internet)
Mới đây, công ty NTT Data trực thuộc tập đoàn NTT đã công bố hệ thống bậc lương dựa trên hiệu suất mới nhằm thu hút nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và IoT. Theo hệ thống này, mức lương hàng năm sẽ ở mức từ 20 tới 30 triệu yên, tương đương từ 177.000 USD tới 266.000 USD, ngang bằng mức thu nhập của các cán bộ quản lý cấp cao của NTT hay nhân sự ở các công ty nước ngoài. Ngoài ra, không có giới hạn cho mức lương cao nhất dựa trên năng suất công việc. Mức lương trung bình của NTT đang ở 8,2 triệu yên (72.000 USD).
Nhà cung cấp dịch vụ nhắn tin di động LINE cũng mời gọi các kỹ sư IT mới ra trường với mức lương từ 10 tới 20 triệu yên một năm. Còn nền tảng thương mại điện tử ZOZO đã tuyên bố về mức lương cho các chuyên gia kỹ thuật siêu đẳng lên tới 100 triệu yên một năm.
![]() |
(Nguồn: Internet) |
Nhân lực CNTT thời 4.0: Doanh nghiệp lo ‘săn bắt’ hơn ‘nuôi trồng’
Sáng 6/12 tại Đà Nẵng, Bộ TT&TT tổ chức hội nghị tập huấn pháp luật, kỹ năng viết tin bài, tuyên truyền cho phóng viên, biên tập viên, báo cáo viên và cán bộ văn hóa thông tin các tỉnh có đường biên giới với Lào khu vực miền Trung.
Thuyết trình tại hội nghị, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai nhấn mạnh tầm quan trong của ngành thông tin truyền thông trong công tác đối ngoại, nhất là trong kỷ nguyên số 4.0 hiện nay.
![]() |
Ông Trần Đức Lai thuyết trình tại hội nghị |
Ông Trần Đức Lai cho biết, chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng được thể hiện rõ qua các kỳ đại hội, phù hợp với tình hình thực tiễn. Hiện nay, quan điểm, chỉ đạo của Đảng là hội nhập quốc tế trong tất cả các lĩnh vực; mục tiêu là bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi.
Theo ông Trần Đức Lai, trong tiến trình hội nhập này, thông tin truyền thông (bao gồm bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí, xuất bản) có vai trò quan trọng và phải đi trước một bước.
“ICT, mạng Tnternet, mạng xã hội đang khiến thế giới ngày càng nhỏ bé. Sự hội tụ công nghệ cho ra đời nhiều dịch vụ mới ngày càng tiện ích cho người dân”, ông Lai cho rằng, trong công tác đối ngoại, ngành thông tin truyền thông Việt Nam đã có nhiều kết quả nổi bật.
Ngành thông tin truyền thông đã có nhiều hợp tác về khoa học kỹ thuật, thương mại, đầu tư, xây dựng hành lang pháp lý, đào tạo nguồn nhân lực. Vị thế của TT-TT Việt Nam đang được nâng cao trong sự hợp tác đa phương ở ASEAN, APEC, WTO, Liên minh Viễn thông thế giới (ITU)…
Hợp tác toàn diện, lâu dài với Lào
Tại hội nghị, TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã thông tin về đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam với Lào, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong tình hình hiện nay.
![]() |
Rất đông phóng viên, biên tập viên, cán bộ làm công tác văn hóa thông tin các tỉnh miền Trung giáp Lào đã tham dự hội nghị |
Hội nghị nhấn mạnh, mối quan hệ hợp tác Việt – Lào là lâu dài và toàn diện. Tất cả các lĩnh vực của TT-TT đều được triển khai với Lào, gồm bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí, xuất bản, thông tấn, phát thanh truyền hình, đào tạo, hợp tác đầu tư…
Ông Trần Đức Lai cho hay, trong những năm gần đây, hai nước thường xuyên hợp tác, trao đổi các đoàn cấp cao, trao đổi các đoàn chuyên gia để hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, xây dựng chính sách. Đặc biệt, doanh nghiệp TT-TT hai nước có mối quan hệ chặt chẽ, nhiều DN Việt Nam đã đầu tư các dự án lớn vào Lào trong những năm gần đây.
“Mục tiêu trong thời gian tới là xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông cơ sở, gồm các đài cấp huyện, hệ thống truyền thanh thôn xã, bồi dưỡng cán bộ làm công tác truyền thông cơ sở ở các tỉnh có đường biên giáp Lào; góp phần xây dựng đường biên ổn định, hữu nghị, rút ngắn khoảng cách thông tin…”, ông Lai nói.
Ngày 24/10/2018, tại TP.HCM, Ban Kinh tế TƯ và Bộ TT&TT phối hợp cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức Hội thảo và Triển lãm quốc tế Smart IoT Việt Nam 2018 với chủ đề “Hiện thực hóa tiềm năng và khai phá thị trường IoT của Việt Nam”.
" alt=""/>Hội nhập thời 4.0: Thông tin truyền thông phải đi trước một bướcÔng Vũ Quốc Khánh
Ông Vũ Quốc Khánh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam – VNISA, nhận định bảo mật thông tin cho các doanh nghiệp là đầu tư cần thiết và quan trọng có tính sống còn, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Do đó Nhà nước và doanh nghiệp cùng phải đầu tư phát triển an toàn thông tin.
Nhà nước phải đưa ra chính sách khuyến khích thị trường an toàn thông tin, thúc đẩy sản phẩm và dịch vụ nội địa, đưa ra tiêu chuẩn và quy định, trách nhiệm về an toàn thông tin cho các đơn vị và tổ chức cung cấp hay sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin.
Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin phải có trách nhiệm hơn với an toàn bảo mật thông tin của khách hàng. Các doanh nghiệp an toàn thông tin phải nâng cao năng lực đáp ứng tiêu chuẩn quy định đáp ứng các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp và nâng tầm ngang với các doanh nghiệp quốc tế. Các doanh nghiệp sử dụng công nghệ thông tin phải có ý thức chú trọng đảm bảo an toàn thông tin như một nội dung đầu tư bắt buộc phải làm.
Mọi doanh nghiệp sử dụng công nghệ thông tin đều cần đến bảo mật an toàn thông tin. Một sơ suất hay lỗi nhỏ trong lĩnh vực này có thể dẫn đến thiệt hại lớn, ít nhất cũng có thể gây gián đoạn hoạt động, mất thông tin hay thất thoát bí mật.
Tuy nhiên, đầu tư đến mức nào thì không chỉ phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp mà quan trọng hơn là phụ thuộc vào doanh nghiệp đó có thể bị thiệt hại như thế nào nếu xảy ra các vấn đề mất an toàn thông tin. Nếu doanh nghiệp thiệt hại càng lớn, mức độ đầu tư phải càng được chú ý. Đó cũng là nguyên tắc của tiêu chuẩn quản lý đảm bảo an toàn thông tin được quốc tế chấp nhận.
" alt=""/>Doanh nghiệp nào cũng nên đầu tư cho bảo mật thông tin